Điều trị kết hợp với bệnh thấp khớp

Thấp khớp là căn bệnh khá phổ biến và đối tượng nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần so với nam giới. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể tuy nhiên một vài yếu tố ảnh hưởng đó là quá trình sinh nở, sự thay đổi hocmon ở nữ giới.

Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phương pháp điều trị kết hợp bệnh thấp khớp sau đây. Bệnh thấp khớp hay còn gọi là bệnh phong thấp, là bệnh gây ảnh hưởng đến các khớp xương. Bệnh này gây ra những cơn đau nhức, sưng và cứng khớp. Hơn nữa bệnh có xu hướng đối xứng, tức là nếu một bên đầu gối hay bàn tay bị thấp khớp, thông thường đầu gối và bàn tay còn lại cũng sẽ bị bệnh theo.

Đối tượng dễ mắc bệnh thấp khớp

Bệnh thấp khớp có thể xuất hiện ở tất cả các lứa tuổi tuy nhiên phổ biến hơn cả vẫn là độ tuổi từ 30 đến 50 thậm chí đôi khi trẻ em cũng có khả năng mắc bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Thấp khớp là căn bệnh liên quan đến hệ thống tự miễn dịch, tuy nhiên nguyên nhân chính xác cụ thể gây ra bệnh thấp khớp hiện tại vẫn chưa được xác định, công bố.

Do đó việc điều trị bệnh cũng trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi sự kiên trì trong nhiều năm thậm chí cả đời. 

Điều trị

Tây y:

Một vài loại thuốc giảm đau, kháng viêm, chống co cứng khớp, giãn cơ là những loại tân dược phổ biến thường được kê đơn cho bệnh nhân thấp khớp nói riêng và các bệnh xương khớp khác nói chung. 

Tuy nhiên những thuốc nói trên chỉ mang lại tác dụng tức thời, trong một thời gian ngắn và không điều trị được dứt điểm bệnh. Ngoài ra dùng lâu dài còn có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lục phủ ngũ tạng, vì vậy mọi người bệnh cần chú ý.

Điều trị kết hợp với bệnh thấp khớp
Điều trị kết hợp với bệnh thấp khớp


Đông y:

Thay vì sử dụng tây y, ngày này nhiều người có xu hướng chuyển sang dùng đông y, tìm đến các phương thuốc thảo dược tự nhiên, bài thuốc cổ truyền với những nguyên liệu thiên nhiên lành tính, không tác dụng phụ đồng thời đem lại hiệu quả lâu dài. Và điều đặc biệt là với các bài thuốc thiên nhiên này, bệnh nhân có thể sử dụng lâu dài mà không lo phải các vấn đề như nhờn thuốc hay phản ứng phụ như tây y.

Bên trên là 2 phương pháp điều trị bệnh thấp khớp mà mọi người có thể tham khảo và lựa chọn 1 trong 2. Ngoài ra hãy chú ý kết hợp thêm các cách điều trị sau đây để kết quả mang lại là tốt nhất.

Vật lý trị liệu:

Với bệnh nhân thấp khớp, ngoài việc dùng thuốc bạn không thể bỏ qua các bài tập thể dục, vật lý trị liệu. Theo các chuyên gia, bác sĩ cho hay, việc vận động hàng ngày, tập luyện bài bản sẽ giúp các khớp được dẻo dai, phục hồi khớp bị tổn thương, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả. Do đó các bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội, đạp xe, dưỡng sinh, yoga người bệnh thấp khớp nên tham khảo và bắt tay vào luyện tập mỗi ngày. Ngoài ra có thể đến các trung tâm y học cổ truyền bấm huyệt, chấm cứu, massage để đẩy lùi cơn đau khớp.

Giảm cân:

Thừa cân béo phì là 1 trong những nguyên nhân góp phần hình thành các bệnh xương khớp. Do đó muốn điều trị bệnh, trước hết bạn cần kiểm soát cân nặng của chính mình. Việc giảm cân sẽ giúp giảm áp lực cơ thể lên các khớp chân, tay, đầu gối, giảm sự phá hủy khớp, giảm đau và giảm cứng khớp.

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là việc làm quan trọng để phục hồi các khớp xương, sụn khớp bị tổn thương. Do đó lên thực đơn ăn uống khoa học, kiêng khem hợp lý là cách đẩy lùi bệnh thấp khớp được hiệu quả mà bất cứ người bệnh nào cũng cần phải biết và thực hiện.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến