Lưu ý cho người phẫu thuật gãy xương đòn
Gãy xương đòn là một chấn thương thường gặp với tần suất khoảng 1/1000 mỗi năm và chiếm 2.6% đến 5% các trường hợp gãy xương. Hầu hết gãy xương đòn xảy ra ở nam trước 25 tuổi, sau đó giảm dần và rất ít gặp ở tuổi 35-55 rồi tăng dần trở lại. Ở phụ nữ, tần suất gãy xương đòn ở người dưới 25 tuổi và trên 75 tuổi là như nhau
Gãy 1/3 giữa xương đòn chiếm tỷ lệ 69%- 82% tất cả các trường hợp gãy xương đòn. Gãy 1/3 giữa xương đòn thường gặp ở trẻ em và thanh niên với lực chấn thương có năng lượng cao gây gãy nhiều mảnh, di lệch nhiều.
Trường hợp nào cần phẫu thuật gãy xương đòn?
Theo đặc điểm của gãy xương:
Di lệch > 2cm.
Chồng ngắn > 2cm.
Gãy nhiều mãnh.
Gãy nhiều tầng.
Gãy hở.
Đe dọa chọc thủng da.
Khám thấy xương bả vai sai vị trí hay lật ra.
Các tổn thương phối hợp:
Tổn thương mạch máu cần khâu nối.
Giảm chức năng thần kinh tiến triển.
Có gãy xương hay tổn thương chi trên cùng bên.
Gãy nhiều xương sườn lân cận.
Khớp vai “ bập bềnh”.
Gãy 2 xương đòn.
Lưu ý cho người phẫu thuật gãy xương đòn |
Lưu ý để phẫu thuật gãy xương đòn có hiệu quả
Để việc phẫu thuật gãy xương đòn có được hiệu quả cao, rút ngắn thời gian hồi phục, tránh nguy cơ tái gãy xương sau phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
Chọn bác sĩ giỏi và có nhiều kinh nghiệm
Một trong những vấn đề người gãy xương đòn cần quan tâm là lựa chọn bệnh viện uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo cho cuộc phẫu thuật diễn ra suôn sẻ nhất. Nguyên nhân viêm khớp chân http://coxuongkhoppcc.com/nguyen-nhan-viem-khop-chan.html
Lưu ý cách chăm sóc hậu phẫu
Không nâng tay: Không năng tay bị gãy xương đòn quá 70 độ theo mọi hướng trong vòng 4 tuần sau chấn thương.
Không nâng vật nặng: không nâng vật nặng quá 3 kg bên tay bị gãy trong vòng 6 tuần sau gãy xương.
Chườm đá: Trong tuần đầu chườm đá cho khớp vai 15 phút x 3 lần trong ngày giúp giảm đau, sưng nề và nhiễm trùng.
Sử dụng nẹp: Giữ nẹp xương đòn trong vòng 3-4 tuần sau chấn thương giúp lành xương.
Giữ vai đúng tư thế: trong khi mang đai cần chú ý giữ cho xương và cơ thẳng nhằm tạo sự cân bằng tránh di lệch thứ phát, chú ý tư thế vai, không nhún vai, không thả lỏng vai hay xoay tròn vai khi mang nẹp.
Tái khám: tái khám bác sĩ theo hẹn để kiểm tra theo dõi sự lành xương.
Hầu hết mọi người đều có chung cảm giác lo sợ trước khi phẫu thuật như vấn đề gây mê, cơn đau sau phẫu thuật hoặc những rủi ro có thể gặp phải. Nhưng, đừng vì thế mà trì hoãn việc điều trị, nếu có bất cứ thắc mắc hay lo sợ nào, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được giải đáp.
►Xem thêm: Tê tay chân khi ngủ
Nhận xét
Đăng nhận xét