Thay khớp gối nhân tạo nên hay không?

Những căn bệnh liên quan đến khớp gối, tùy vào mức độ và tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường, người bệnh sẽ áp dụng một số phương pháp như uống thuốc, sử dụng bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp


Phần sụn khớp gối bị tổn thương quá nặng mà các phương pháp điều trị nội khoa hay bảo tồn đều không mang đến hiệu quả.

Bên cạnh đó, những người bị thoái hóa khớp gối, dính khớp gối, viêm khớp dạng thấp ở khớp gối hay chấn thương khiến sụn khớp gối bị tổn thương,… cũng có thể được chỉ định thực hiện thay khớp gối nếu:

Đau nhiều ở khớp gối kể cả khi đi lại hoặc nghỉ ngơi, dùng thuốc để điều trị nhưng không cho kết quả khả quan.

Khớp gối biến dạng, cứng khớp, khó cử động khớp gối.

Dùng thuốc tiêm corticoide hay thuốc bôi trơn khớp gối không có hiệu quả.


Có nên phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo không?


Việc phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo là điều cần thiết để bệnh nhân có thể hoạt động và đi lại bình thường. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này. Dưới đây là một số ưu điểm cũng như hạn chế của việc phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo, bạn đọc có thể tham khảo trước khi thực hiện điều trị theo phương pháp này.

Ưu điểm:

Với phương pháp phẫu thuật này, những mảnh vụn của xương và sụn khớp bị tổn thương sẽ được các bác sĩ cắt bỏ và thay bằng các phần nhân tạo kết nối với nhau nhờ xi măng xương. Sự tiến bộ của khoa học vật liệu giúp người ta cho ra đời những khớp nhân tạo với thành phần thép không gỉ là hợp kim Cobalt Chrome và nhựa pholythylene cực kỳ bền chắc.

Khớp nhân tạo này có thể giúp bệnh nhân thực hiện các cử động ở khớp gối dễ dàng, không làm ảnh hưởng đến các khoang khớp hay dây chằng xung quanh.

Sử dụng khớp gối nhân tạo sẽ giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức và phục hồi khả năng vận động khớp gối, đi lại dễ dàng và thoát được nguy cơ tàn phế.

Nhược điểm:

Rủi ro cao: Phương pháp phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo cũng có thể mang đến những rủi ro khá cao. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng, mất nhiều máu, hoại tử da, sai khớp, lỏng khớp gối nhân tạo… trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động bình thường của người bệnh.

Tuổi thọ thấp: Tuổi thọ của khớp gối nhân tạo cũng chỉ từ 15-20 năm chứ không được duy trì vĩnh viễn. Chính vì thế, bệnh nhân và người nhà cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật thay khớp gối.

Thời gian phục hồi sức khỏe và làm lành vết thương sẽ rất lâu: Sau khi phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo, người bệnh cần được theo dõi tại bệnh viện từ 7-10 ngày để thực hiện các biện pháp giảm đau sau phẫu thuật, tập vật lý trị liệu và tập vận động để quen với khớp gối mới và ngăn chặn các biến chứng như nhiễm trùng, tụ máu, trật khớp không may xảy ra.

Chi phí phẫu thuật cao: Mức chi phí để tiến hành phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo dao động từ 50-70 triệu đồng. Đây không phải là số tiền nhỏ và cũng không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để có thể đáp ứng được mức chi phí trên.

Người được mổ thay khớp gối phải là người có sức khỏe tương đối tốt, không có bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy tim, bệnh phổi mãn tính, tăng huyết áp không ổn định, xơ gan…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến