Viêm dây thần kinh số 5 nguyên nhân là gì?

Viêm dây thần kinh số 5 được cho là bệnh vô căn, do đó rất khó xác định nguyên nhân. Các bệnh nhân mắc bệnh cũng hay bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh về răng. Nhưng hiện nay, y học đã nghiên cứu ra nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh là do rễ thần kinh bị mạch máu chèn ép. 


Dây thần kinh số 5 còn được gọi với tên dây thần kinh tam thoa hay dây thần kinh sinh 3, là dây thần kinh sọ lớn nhất của con người. Bao quanh nó là hệ thống mạch máu, chiếm tới một nửa rễ thần kinh tam thoa. Cấu tạo bao gồm 1 nhân vận động, 3 nhân cảm giác kéo dọc thân não. Vì thế dây thần kinh số 5 đảm nhiệm cả 2 chức năng vận động và cảm giác.

Dây thần kinh tam thoa thoát ra ở mặt trước bên của cầu não, băng qua bể trước cầu não, sau đó đi đến đỉnh xương đá, qua chỗ khuyết màng cứng vào khoang Meckel rồi chia thành 3 nhánh, do đó mới có tên gọi dây thần kinh sinh 3.

Nguyên nhân


Nguyên nhân tổn thương nền sọ, dị dạng mạch máu, u nang phát triển chậm, zona thần kinh, thâm nhiễm rễ thần kinh, hạch hoặc ung thư…

Một số trường hợp đặc biệt có tính chất gia đình hoặc không xác định được nguyên nhân cụ thể.

Không có một giới hạn cố định nào cho bệnh đau dây thần kinh số 5. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra ở nữ giới với tỉ lệ 0,005% mỗi năm. Như vậy, cứ 1.000.000 dân thì lại có 50 người mắc bệnh. Bệnh thường bắt đầu từ tuổi 50 đến 70, trong đó tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là 75. Ở tuổi dưới 40, hầu như rất ít khi mắc bệnh


Triệu chứng


Ban đầu, các cơn đau của bệnh xuất hiện ở vùng nửa mặt, đau nhẹ và ngắn, thường bị nhầm với bệnh sâu răng hoặc các bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên sau đó không lâu, các cơn đau sẽ đến thường xuyên hơn. Cơn đau được bệnh nhân miêu tả là đau dữ dội, đau như dao cắt, thậm chí có người phải tự sát vì các cơn đau quá khủng khiếp. Do đó, chữa trị đau dây thần kinh số 5 là việc làm vô cùng cần thiết.

Mặc dù chỉ gây đau nửa mặt, nhưng đau đến từng cơn, đến và đi rất đột ngột. Người bệnh không bị đau giữa các cơn, tức là khi chấm dứt cơn đau, bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không đau âm ỉ.

Nhưng mỗi khi nó tới, bệnh nhân sẽ thấy co giật liên tục ở vùng nửa mặt bị đau, co rút, chảy nước mắt, mắt đỏ ngầu, kêu la dữ dội. Đôi khi các động tác như đánh răng, nói, ăn, cười cũng làm cơn đau kéo đến. Tuy nhiên, nó chỉ kéo dài từ vài giây đến vài phút.

Viêm dây thần kinh số 5 không khiến người bệnh tử vong ngay lập tức, nhưng rõ ràng nó ảnh hưởng quá lớn đến cuộc sống bình thường của người bệnh. Hiện nay, phương pháp điều trị nội khoa của Tây y được khuyến khích nhiều hơn hẳn so với điều trị ngoại khoa.

Chữa trị đau dây thần kinh số 5 bằng phương pháp nội khoa thường đạt hiệu quả lên tới 70%. Các loại thuốc thường được sử dụng là carbamazepine, baclofen, topiramate, gabapentin, lamotrigine cùng một số thuốc chống động kinh và chống viêm khác.

Khi các biện pháp nội khoa ban đầu có kết quả, nhưng sau đó bệnh nhân nhờn thuốc thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa, bao gồm:

Điều trị làm đông. Tiêm alcohol hoặc phenol. Cắt bỏ phần dây thần kinh tam thoa bị tổn thương. Phá hủy hạch trên dây thần kinh số 5. Phẫu thuật mở. Phẫu thuật giải ép vi mạch máu. Tuy nhiên, chữa trị đau dây thần kinh số 5 bằng ngoại khoa rất tốn kém, dễ tái phát và gây ra nhiều tác dụng phụ.

Hy vọng những kinh nghiệm bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn có một sức khỏe dồi dào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến