Biến chứng của bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ em

Bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ em có xu hướng xấu đi theo thời gian nhưng tùy thuộc theo loại bệnh mà có những biến đổi khác nhau đối với mỗi trẻ. Các biến chứng của teo cơ tủy sống gồm có bệnh phổi hạn chế, suy hô hấp, thiếu dinh dưỡng, các biến dạng xương khớp như tật bàn chân và vẹo cột sống, các rối loạn tâm lý mà trẻ phải chịu đựng do phế tật.

Đa số các trường hợp mắc chứng teo cơ tủy sống loại I thường tái phát các vấn đề khó khăn trong hô hấp sau khi được điều trị. Trẻ mắc chứng teo cơ tủy sống loại I có khả năng sống tới tuổi trưởng thành.

Teo cơ tủy sống loại II, quá trình tiến triển của bệnh tương đối ổn định và chậm tiến triển nhưng khiến tuổi thọ bệnh nhân giảm xuống phần nào. Teo cơ tủy sống loại III không ảnh hưởng nhiều tới tuổi thọ của bệnh nhân, mà chỉ gây ra những khuyết tật với khả năng vận động.

Điều trị bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ

Trong suốt một thập niên qua, công tác nghiên cứu để tìm ra phương thuốc đặc trị cho bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ nhưng vẫn chưa tìm ra đạt được kết quả tốt nhất. Do đó hiện nay, phương pháp điều trị bệnh này chủ yếu là điều trị các biến chứng của bệnh.
Điều trị dựa vào nguyên nhân gây bệnh

Teo cơ tủy sống là một căn bệnh liên quan tới vấn đề đột biến gen cũng như di truyền. Năm 1995, các nhà khoa học đã biết được rằng gen chính yếu để xác định xem một người có mắc bệnh teo cơ tủy sống hay không là gen liên quan tới Protein SMN và tồn tại dưới 2 dạng SMN 1 và SMN 2.

Các phân tử protein được tạo ra bởi SMN 1 thường dài hơn SMN 2 và cần thiết cho việc tồn tại và hoạt động đúng của các vận động. Do đó nhiều phương pháp điều trị bệnh đã được công bố dựa trên việc sản xuất các protein dài tối đa từ gen SMN2.

Biến chứng của bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ em
Biến chứng của bệnh teo cơ tủy sống ở trẻ em


Những loại thuốc được dựa trên yếu tố dinh dưỡng thần kinh như các loại hóa chất tự nhiên của cơ thể có tác dụng tốt đối với các tế bào thần kinh và chất anabolic có tác dụng chính trong tạo mô đang được nghiên cứu để điều trị bệnh. Một chất khác nữa cũng đang được nghiên cứu là creatine, một chất có thể giúp cho các cơ và tế bào thần kinh sản sinh ra năng lượng một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, khi điều trị teo cơ tủy sống ở trẻ nên kết hợp với việc chỉnh hình đặc biệt là cơ cột sống, vẹo cột sống và các vấn đề chỉnh hình khác. Việc điều trị này giúp làm giảm áp lực lên phổi do cột sống bị vẹo.

Chăm sóc hô hấp cho bệnh nhân bị teo cơ tủy sống cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Do cơ phổi suy yếu, bệnh nhân thường gặp các vấn đề về thở, đặc biệt là vào ban đêm. Do đó cần có các thiết bị hỗ trợ hô hấp cho trẻ khi điều trị bệnh để giúp trẻ được thoải mái hơn. Lưu ý, hãy ở bên cạnh trẻ trong những cơn ho vì khi này trẻ có thể gặp phải các biến chứng như nhiễm trùng đường hô hấp và viêm phổi.

Chăm sóc bệnh nhân teo cơ tủy sống

Dinh dưỡng cho trẻ là một vấn đề vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh teo cơ tủy sống cho trẻ. Căn bệnh này khiến trẻ khó khăn trong việc mở hàm, nhai và nuốt thức ăn. Do đó trẻ thường lười ăn và dẫn tới nguy cơ bị suy dinh dưỡng nặng.

Lúc này nên sử dụng ống truyền dinh dưỡng để hỗ trợ trẻ. Phương pháp này không những đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ mà còn kiểm soát được lượng chất lỏng đưa vào dạ dày trẻ. Hãy luôn luôn là điểm dựa tinh thần vững chắc để giúp trẻ vượt qua căn bệnh này bố mẹ nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến